Đăng bởi: caohocykhoa | Tháng Tư 13, 2007

Chương trình đào tạo thạc sĩ

2.jpg (Nhóm học viên cao học 2004-2006)

PHẦN I: CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Nội khoa	Mã số: 60 72 20 		1996
2. Ngoại khoa		Mã số: 60 72 07		1996 
3. Sản phụ khoa		Mã số: 60 72 13		1999
4. Nhi khoa		Mã số: 60 72 16		1999
5. Y tế công cộng	Mã số: 60 72 76		2000
6. Y học chức năng         Mã số: 60 72 04		2003
7. Chẩn đoán hình ảnh	Mã số: 60 72 05		2006
8. Huyết học - Truyền máuMã số: 60 72 25		2006


Phần II: MỤC TIÊU CHUNG, ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO

2.1.MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
2.1.1. Mục tiêu chung
– Nâng cao các kiến thức Y học cơ sở, liên ngành và chuyên ngành, các kỷ năng thực hành.
– Có khả năng giải quyết tốt các cấp cứu hay vấn đề sức khoẻ cộng đồng.
– Có khả năng thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và giảng dạy.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể sau khi tốt nghiệp
– Làm tốt công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh lý.
– Phát hiện bệnh sớm để điều trị chóng hồi phục sức khỏe người bệnh, ngăn chặn một phần bệnh chuyển sang mạn tính.
– Ứng dụng được một số kỹ thuật hiện đại nhằm góp phần tích cực trong chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng.

2.2.YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI DỰ TUYỂN
Thí sinh cần có các điều kiện sau:
– Về văn bằng: có bằng tốt nghiệp Đại học ngành đúng hoặc phù hợp với ngành đăng ký dự thi (bằng tốt nghiệp bác sĩ, dược sỹ (Chuyên ngành Y tế công cộng) chính quy hay bằng tốt nghiệp bác sỹ chuyên tu loại khá trở lên).

– Điều kiện thâm niên công tác: (tính đến ngày 30/4/ năm thi tuyển).
+ Đối với thí sinh tốt nghiệp loại giỏi nếu không được xét chuyển thẳng vào học cao học thì được thi ngay sau khi tốt nghiệp.
+ Đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên, ngành tốt nghiệp đúng hoặc phù hợp ngành đăng ký dự thi, phải có thời gian công tác trong chuyên ngành dự thi ít nhất 02 năm (24 tháng).
+ Đối với thí sinh còn lại phải có thời gian công tác trong chuyên ngành ít nhất 03 năm (36 tháng).

– Điều kiện chuyển tiếp sinh: sinh viên hệ chính quy được xét chuyển tiếp sinh trong năm tốt nghiệp nếu thoả mãn các điều kiện sau:
+ Tốt nghiệp loại giỏi trở lên.
+ Ngành tốt nghiệp đại học đúng ngành đào tạo thạc sĩ.
+ Được khen thưởng về thành tích trong học tập và nghiên cứu khoa học.
+ Nằm trong số 10% sinh viên tốt nghiệp được xếp hạng cao nhất của khoá, ngành đào tạo.

+ Số sinh viên được duyệt chuyển tiếp sinh nằm trong chỉ tiêu tuyển mới và không được vượt quá 5% tổng chi tiêu tuyển mới đào tạo thạc sĩ năm đó của cơ sở nhận đào tạo.
Riêng Y học chức năng đối tượng là bác sĩ công tác tại các chuyên ngành Hóa sinh y học, Sinh lý, Sinh lý bệnh, Miễn dịch, Chẩn đoán chức năng.

2.3. HỒ SƠ DỰ THI GỒM CÓ

    1. Đơn xin dự thi ghi rõ ngành dự thi và ngoại ngữ dự thi, trình độ đào tạo (Thạc sĩ )
    2. Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của cơ quan): Lưu ý ghi rõ nơi sinh thuộc tỉnh mới phân chia.
    3. Giấy chứng nhận sức khỏe (của bệnh viện đa khoa)

    4. Bản sao có xác nhận công chứng các văn bằng chứng chỉ sau:
    – Bằng đại học và bảng điểm đại học toàn khóa có xác nhận xếp loại của cấp có thẩm quyền cấp bằng (nếu trong văn bằng không xếp loại).
    5. Các giấy tờ pháp lý về đối tượng ưu tiên (Dân tộc ít người, đang công tác tại khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng cao, thương binh).
    6. Các giấy tờ pháp lý về thâm niên nghề nghiệp

    7. Công văn cử đi dự thi của cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định nhân sự (trong đó ghi rõ nhiệm vụ chức trách và thời gian bắt đầu đảm nhiệm nhiệm vụ hiện nay của người dự thi)
    8. Ba ảính 4 x 6 (Ghi rõ phía sau họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh)
    9. Bốn phong bì dán tem và ghi địa chỉ người nhận.

Tất cả giấy trên đựng trong 1 túi hồ sơ và ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, đơn vị công tác và các mục giấy tờ theo thứ tự như mục hồ sơ dự thi.
Những trường hợp không rõ ràng về nghề nghiệp và nơi làm việc sẽ không được xem xét về thâm niên công tác chuyên môn.
Không chấp nhận bổ sung hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ sau khi thi.

2.4. CÁC MÔN THI TUYỂN
Thi môn cơ bản Toán cao cấp -Thống kê, cơ sở (Sinh lý: Nội khoa – Nhi khoa – Y học chức năng, Huyết học truyền máu; Giải phẫu:Ngoại khoa- Sản Phụ khoa và Chẩn đóan hình ảnh, Vi sinh cho Y tế công cộng) và ngoại ngữ trình độ B (Anh/ Pháp/ Nga/ Đức/ Trung văn)

Miễn thi ngoại ngữ cho những người có 1 trong các điều kiện sau:
– Có chứng chỉ IELTS đạt 6.0 điểm trở lên hoặc TOEFL đạt 550 điểm trở lên do Tổ chức Quốc tế cấp trong thời gian 1 năm tính từ khi cấp chứng chỉ đến ngày dự thi sau đại học.
– Có bằng đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong học tập là 1 trong 5 thứ tiếng Anh/ Pháp/ Nga/ Đức/ Trung văn.

2.5.ĐIỀU KIỆN TRÚNG TUYỂN
– Các môn thi tuyển phải đạt từ 5 điểm trở lên thang điểm 10, riêng ngoại ngữ từ 50 điểm trở lên theo thang điểm 100.
– Số lượng trúng tuyển lấy từ điểm cao xuống thấp đến bằng chỉ tiêu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định từng năm.
– Đại học Huế quyết định danh sách trúng tuyển cao học.

– Trường hợp bảo lưu: Thí sinh phải làm đơn trong tháng đầu trình bày rõ lý do có cơ quan chủ quản chứng thực, Trường đề nghị Đại học Huế ra quyết định bảo lưu chỉ 1 năm.
-Nếu sau 1 tháng nhập học mà không đến học và không có đơn xin phép nêu rõ lý do chính đáng thì sẽ xóa khỏi danh sách trúng tuyển.

2.6.ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
-Đào tạo tập trung trong 2 năm, hoàn thành khối lượng đào tạo thạc sĩ là từ 86 đến104 đơn vị học trình, bao gồm kiến thức các môn chung, kiến thức các môn Y học cơ sở và hổ trợ, chuyên ngành và luận văn. Không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

Tổ chức học tập và thi các chứng chỉ
1.Thực tập lâm sàng chuyên ngành 1/4 số học viên tại bệnh viện Trường và 3/4 tại bệnh viện Trung ương Huế. Học lý thuyết theo lịch của nhà trường.
2.Thống nhất tổ chức thi và chấm thi lý thuyết tập trung,Trường yêu cầu: Đầu tuần cuối ( thứ 2 hay thứ 3) của mỗi chứng chỉ Bộ môn ra đề thi trắc nghiệm 100 câu 5 chọn 1 hay 80 % 5 chọn 1 và 20% câu đúng sai hay điền chổ trống (gồm đề A, B, C) thi trong 60 phút và đề xuất cán bộ chấm thi lý thuyết, lâm sàng, thư ký lâm sàng và phục vụ thi gữi về Phòng đào tạo Sau đại học để Trường ra quyết định thi. Điểm trắc nghiệm lấy số câu đúng ở hàng chục, còn số câu đúng ở hàng đơn vị thì từ 1-2 câu không cộng thêm, 3-7 câu đúng cộng thêm 0,5 điểm và 8-9 câu đúng thì cộng thêm 01 điểm.

3.Các Bộ môn tổ chức chấm thi lâm sàng.
4. Nộp bảng điểm lâm sàng và bảng thanh toán giờ giảng về Phòng đào tạo Sau đại học trong vòng 10 ngày kể từ ngày thi.
5. Thông báo tên đề tài nghiên cứu, làm đề cương, thông qua đề cương tại Bộ môn từ 20 tháng 3 đến 30 tháng 3 và thông qua tại Hội đồng khoa học Trường từ ngày 20 tháng 4 đến 30 tháng 4 của năm học thứ nhất.

Bảo vệ luận văn
1. Khi hoàn tất chương trình học, không bị kỹ luật từ cảnh cáo trở lên và đã kiểm tra số liệu, hình thức luận văn đạt.
2. Thời gian bảo vệ luận văn từ 15 tháng 10 đến 15 tháng 11 hàng năm.
3. Điểm luận văn gồm các phần sau:
– Hình thức : 1-2 điểm.
– Nội dung: 3 -5 điểm
– Trả lời câu hỏi của Hội đồng: 0 -3 điểm

Điểm luận văn là trung bình cộng của các thành viên có mặt trong buổi chấm thi, lấy đến một số lẽ thập phân và không làm tròn.

4.Xếp loại luận văn như sau:
– Xuất sắc 9 -10
– Giỏi: 8 – cận 9
– Khá: 7 – cận 8
– Trung bình khá: 6 – cận 7
– Trung bình: 5 – cận 6
– Dưới 5 không đạt (thì phải sửa chữa và bảo vệ sau 4-6 tháng hoặc bảo vệ cùng khóa sau. Không tổ chức bảo vệ lần thứ ba)

-Trình tự buổi bảo vệ luận văn theo mẫu hướng dẫn (Phụ lục 29a)

5.Xếp lọai toàn khóa: Lấy tổng điểm của mỗi môn học x Số đơn vị học trình/ tổng số đơn vị học trình. Xếp lọai như xếp loại luận văn./.

  • Về trang chủ

  • Trả lời

    1. Xin các bạn có thể cho tôi biết kế hoạch ôn thi cao hoc lần II vào tháng 9 năm 2010. Cảm ơn!


    Bình luận về bài viết này

    Chuyên mục